Mướp đắng, còn gọi là khổ qua, táo đắng và có tên khoa học là Momordica charantia. Mướp đắng thuộc thực vật thân leo, mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cùng họ với bầu bí và dưa chuột. Đây là loại quả có vị đắng nhất trong các loại rau củ quả.
Chiều dài của thân dây có thể phát triển đến 5m. Lá mướp đắng có 3 – 7 thùy phân cách sâu, chiều ngang khoảng 4 – 12cm và có lông. Hoa đực và hoa cái của cây mướp đắng có màu vàng khác nhau.
Hình dạng quả thuôn dài và bên ngoài nhăn nheo, rõ rệt trông giống như những nốt sần. Lớp thịt bao quanh hốc hạt, ở giữa chứa đầy màng mấu lớn và các hạt. Khi chín hoàn toàn, mướp đắng chuyển sang màu cam và mềm. Còn khi sống thì có màu xanh hoặc có pha chút vàng (tùy theo giống mướp đắng).
Mướp đắng có nhiều loại và được trồng trên khắp các quốc gia thuộc khu vực châu Á, châu Phi và Caribê. Tùy theo giống mà hình dạng, màu sắc và vị đắng của mướp đắng sẽ khác nhau.
Chẳng hạn: Hầu hết các giống mướp đắng ở Trung Quốc có hình dạng thuôn dài khoảng 20 – 30cm, màu xanh lá (thậm chí có pha thêm chút màu vàng) và có những nốt sần to nhiều bên cạnh nốt sần nhỏ ít. Trong khi mướp đắng Ấn Độ thì trái có hình thuôn dài hẹp hơn với 2 đầu nhọn cùng với bề mặt là những nốt sần nhỏ liti, màu xanh đậm hơn.
2. Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng
Mướp đắng là một trong những loại thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.
Trung bình, cứ 100g mướp đắng gồm có:
- Năng lượng: 21 kcal
- Nước: 93.95g
- Carbohydrate: 4.26g
- Chất xơ: 2.1g
- Vitamin C: 89.4mg
- Sắt: 0.77mg
- Vitamin A: 426 IU
Thành phần vitamin A, C, folate và chất xơ trong mướp đắng chứa rất nhiều. Ngoài ra, còn có các chất chống oxy hóa có lợi khác như catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic giúp bảo vệ tế bào khỏi bệnh tật, nhất là ung thư.
3. Tác dụng của mướp đắng
Dưới đây là những tác dụng nổi bật nhất của mướp đắng mà bạn nên biết để có chế độ ăn uống hợp lý từ loại trái này:
Hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu
Nhiều cuộc nghiên cứu đã được thử nghiệm trên các quy mô khác nhau, đều cho kết quả: mướp đắng có thể góp phần làm cải thiện hàm lượng đường trong máu lâu dài, tác động tích cực đến với chỉ số của fructosamine và hemoglobin A1c.
Theo nghiên cứu kéo dài 3 tháng trên 24 người lớn mắc bệnh tiểu đường, kết quả cho thấy khi dùng 2.000mg mướp đắng mỗi ngày đều có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và hemoglobin A1c. Ngoài ra, mướp đắng còn làm giảm fructosamine – là yếu tố giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngoài ra, một bằng chứng khác cho thấy mướp đắng còn làm tăng sự bài tiết insulin của tuyến tụy, giúp giảm hấp thụ glucose ở ruột, thay vào đó làm tăng khả năng hấp thụ và sử dụng glucose ở các mô ngoại vi. Kết quả là giảm lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải có thêm nhiều cuộc thử nghiệm khác để chứng minh rằng: mướp đắng thực sự ảnh hưởng ra sao đối với hàm lượng đường trong máu của đại số đông, thay vì thử nghiệm trên cơ thể của những người bị mắc bệnh tiểu đường.
Giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư
Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu trong ống nghiệm đều cho thấy: mướp đắng có khả năng chống ung thư ở dạ dày, ruột kết, phổi, vòm họng và ung thư vú, như:
- Chiết suất từ mướp đắng có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư ở dạ dày, ruột kết, phổi và vòm họng.
- Chiết xuất từ mướp đắng còn có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư vú, thậm chí tiêu diệt luôn cả tế bào ung thư.
Và đến nay, vẫn còn đang diễn ra nhiều cuộc nghiên cứu khác để chứng minh rằng: khi tiêu thụ với lượng mướp đắng trong thực phẩm hằng ngày thì nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển và tăng trưởng của tế bào ung thư.
Giảm cholesterol
Khi cholesterol tăng cao, có thể làm xuất hiện các mảng bám chất béo tích tụ trong động mạch, làm cho tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đến các cơ quan, dẫn đến việc cơ thể dễ bị mắc bệnh tim mạch.
Đã có nhiều kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy: chiết xuất từ mướp đắng có thể làm giảm hàm lượng cholesterol và góp phần hỗ trợ sức khỏe tim mạch:
Một cuộc thử nghiệm trên cơ thể chuột (theo chế độ ăn nhiều cholesterol), người ta quan sát thấy rằng: việc sử dụng chiết xuất mướp đắng đã làm giảm đi hàm lượng cholesterol toàn phần đáng kể, nhất là cholesterol xấu LDL và cholesterol trung tính.
Thêm cuộc thử nghiệm khác trên cơ thể chuột cho thấy kết quả tương tự.
Hỗ trợ giảm cân
Chất xơ được chứa nhiều trong mướp đắng nhưng lại chứa ít calo (cứ 100gr mướp đắng sống có đến 2.1g chất xơ) nên đây là thực phẩm giúp ích cho việc giảm cân cũng như giảm mỡ bụng. Chất xơ sẽ làm cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động chậm hơn, giúp bạn cảm thấy no lâu và tránh cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng: mướp đắng còn có tác dụng hữu ích trong việc đốt cháy chất béo, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn. Giống như kết quả của cuộc nghiên cứu trên 42 người lớn (gồm có 21 nam và 21 nữ) cho thấy: họ đã giảm được trung bình 1.3 cm vòng eo sau khi bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn diễn ra trong 7 tuần.
Hơn thế nữa, một nghiên cứu khác trên cơ thể chuột (có chế độ ăn nhiều chất béo) đã quan sát thấy rằng: chiết xuất mướp đắng đã làm giảm khối lượng cơ thể chúng so với lúc ban đầu.
4. Lưu ý khi sử dụng mướp đắng
Tuy mướp đắng có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề khi sử dụng loại thực phẩm này
Gây tác dụng phụ
Việc tiêu thụ quá nhiều mướp đắng trong một thời gian ngắn có thể gây ra hại cho sức khỏe như: làm cho cơ thể bị nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày.
Cân nhắc sử dụng đối với phụ nữ mang thai
Cơ thể phụ nữ khi mang thai thường hay nhạy cảm với rất nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển và an toàn của thai nhi.
Do chứa nhiều hợp chất và có thể có một số chất sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi hoặc gây co thắt tử cung, xuất huyết, sinh non và thậm chí làm hư thai, nên mướp đắng dường như không được khuyến khích trong chế độ ăn uống của thai phụ. Tuy nhiên, điều này vẫn cần được nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận.
Vì thế, với những phụ nữ mang thai cần được cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chọn dùng mướp đắng.
Đang mắc phải một số bệnh lý khác
Nếu cơ thể của bạn đang gặp phải về vấn đề sức khỏe, thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi chọn dùng thực phẩm để tránh làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, hoặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc đang sử dụng.
Ví dụ: Mướp đắng có tác động đến hàm lượng đường trong máu nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nếu như bạn đang uống các loại thuốc hạ đường huyết.
5. Cách chọn mua mướp đắng ngon
Để hấp thụ các chất dinh dưỡng tối ưu từ mướp đắng, bạn cũng nên chú ý đến việc chọn lựa những trái mướp đắng ngon và tươi bằng cách áp dụng một số mẹo gợi ý phía dưới:
Nên chọn những trái mướp đắng có gân nhỏ li ti càng nhiều thì trái càng an toàn, không bị lạm dụng chất hóa học, phân bón. Vì với những trái mướp đắng có thân phình to, da láng bóng và có màu xanh mướt đậm, thường được sử dụng chất kích thích để phát triển.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những trái mướp đắng có lớp vỏ ngoài không bị trầy xước, không dập nát. Cầm cảm thấy chắc, không bị mềm, nhũn và màu sắc bên ngoài đều màu.
Bạn nên ưu tiên chọn mua mướp đắng tại các siêu thị hay cửa hàng uy tín, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng để đảm bảo cho sức khỏe. Đồng thời, khi sơ chế cần ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút và rửa lại nước sạch 2 – 3 lần để giảm bớt bụi bẩn và thuốc bảo vệ thực vật.
6. Các món ăn hấp dẫn từ mướp đắng
Sau khi biết được giá trị dinh dưỡng và cách chọn mướp đắng ngon, bạn hãy vào bếp để làm ngay các món ăn hấp dẫn cho gia đình mình từ loại quả này nhé! Chẳng hạn:
Khổ qua nhồi thịt
Đây là món canh quen thuộc trên mâm cơm của các gia đình người Việt. Phần nhân thịt được nhồi đầy vào bên trong trái mướp đắng nhìn trông rất hấp dẫn với nước dùng thơm ngọt từ xương heo. Vị thịt đậm đà, sần sựt của nấm mèo hòa lẫn với vị nhẵn đắng từ trái mướp.
Khổ qua cà ớt
Khổ qua cà ớt là món canh hấp dẫn với nhiều thành phần, bạn có thể ăn không hoặc dùng kèm với bánh mì, mì gói. Vị thịt đậm đà kết hợp với vị đăng đắng của mướp và vị beo béo của trứng cút, mang lại hương vị khó tả cho bạn.
Nộm mướp đắng – gỏi khổ qua khô cá
Gỏi mướp đắng khô cá tưởng chừng như khó ăn, nhưng bạn có thể áp dụng một số mẹo để làm giảm bớt độ đắng của mướp đắng trong cách làm gợi ý phía dưới. Vì thế, món ăn có vị đắng nhẹ, giòn giòn của mướp đắng hòa lẫn với vị mằn mặn của khô cá, nhất là bị béo của sốt mayonnaise.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.